Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy đúng cách

Bình chữa cháy có mấy loại ?

 Bình chữa cháy hiện nay có nhiều loại, nhưng có 2 loại chính và được sử dụng phổ biến nhất là bình bột và bình CO2.

Chúng tôi xin giới thiệu đến mọi người đặc điểm và cách sử dụng của từng loại bình như sau :

Bình chữa cháy bột:

 Bình chữa cháy bột dùng để chữa những đám cháy phát sinh từ các chất rắn, lỏng, khí, và các chất khí hóa lỏng dễ cháy…

Được dùng cho nhà xưởng, kho bãi, cây xăng, trường học, các tòa nhà cao ốc…

Bột ABC có thể sử dụng để chữa cháy điện, nhưng hạn chế chữa cháy các vi mạch công nghệ cao vì có thể gây ăn mòn thiết bị.

Bột chữa cháy không gây độc hại cho người, gia súc và môi trường.

Với khả năng chữa lửa mạnh mẽ, các loại bình bột này sẽ đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho nơi bạn ở và làm việc.

Cấu tạo chung của bình chữa cháy bột:

+ Bình được làm bằng thép đúc chịu lực cao, sơn màu đỏ.

+ Bên trong bình là hỗn hợp khí đẩy và bột chữa cháy, được nối ra ngoài bằng 1 ống dẫn.

+ Trên miệng bình có cụm van khóa, đồng hồ áp, vòi phun bột, cò bóp.

Bình chữa cháy bột ABC, BC có những khả năng chữa cháy khác nhau cho từng loại:

Cụ thể :

+ A : Chữa các đám cháy chất rắn như gổ, vải giấy carton, bìa cứng, và hầu hết các sản phẩm từ nhựa.

+ B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…

+ C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…

– Số thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.

+ Các chữ số 1, 2, 4, 6, 8… kèm theo để nói đến trọng lượng bột trong bình.

+ BC : Thể hiện loại bình có khả năng chữa cháy các chất lỏng và khí như : xăng dầu, gas …

+ ABC : ngoài chất lỏng và khí thì bột ABC  còn có khả năng chữa các đám cháy từ chất rắn như vải, gỗ…

VD : Bình chữa cháy bột ABC có kí hiệu MFZ8 là loại bình chữa cháy có khả năng chữa các đám cháy  phát sinh từ các chất rắn, lỏng, khí và trọng lượng bột trong bình là 8kg.

Nguyên lý hoạt động của bình chữa cháy bột :

 Bình chữa cháy bột hiện nay trên thị trường đều sử dụng bột NAHCO3. Tùy vào từng loại bình mà nồng độ NaHCO3 có thể khác nhau, nhưng thường thì ở mức 80%.

+ Khi phun bột vào đám cháy, bột NaHCO3 sẽ phản ứng với nhiệt sinh ra khí CO2 khiến đám cháy nhỏ dần và tắt hẳn đi.

Cách sử dụng :

Đối với bình cầm tay :

+ Khi có sự cố hỏa hoạn, kêu gọi mọi người để cùng nhau hỗ trợ.

+ Cầm bình chạy đến gần nơi có sự cố cháy.

+ Giật chốt hãm kẹp chì.

+ Chọn đầu hướng gió, hướng vòi phun vào gốc lửa, bóp van để bột được phun ra.

Lưu ý :

+ Cần lắc xóc bình bột trước khi sử dụng.

+ Bình tĩnh giật chốt chì trên miệng bình.

+ Đứng xuôi theo chiều gió, hướng loa phun vào vật đang cháy ( khoảng cách khoảng 1,5m ) và xịt.

+ Nên bật ngay hệ thống thông gió và cửa sổ sau khi chữa cháy trong phòng kín.

Cách sử dụng đối với bình chữa cháy bột xe đẩy :

+ Đẩy hoặc kéo xe thật nhanh đến nơi xảy ra sự cố.

+ Đứng cách đám cháy khoảng 3-4m.

+ Mở vòi rulo phun bột chữa cháy.

+ Hướng lăng phun vào gốc lửa.

+ Giật kẹp chì trên chốt an toàn và kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.

+ Bóp van trên lăng chữa cháy để bột phun ra, đến khi nào đập tắt lửa hoàn toàn thì thôi.

Cách sử dụng bình cầu chữa cháy tự động :

+ Treo bình trên nơi có khả năng xảy ra cháy nổ, cách khoảng 1-2m.

+ Khi có cháy xảy ra trong phạm vi đặt bình, chức năng cảm ứng nhiệt sẽ hoạt động, và bình sẽ tự động phun bột chữa cháy. Xem chi tiết tại đây

Bình chữa cháy CO2 :

  Là loại bình chữa cháy bằng khí CO2, thường được dùng để chữa các đám cháy nhỏ mới phát sinh từ các chất rắn, chất lỏng, đặc biệt hiệu quả cao đới với các đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, tầng hầm khuất gió.

Được sử dụng nhiều trong văn phòng công ty, hầm để xe, spa, khách sạn, quán karaoke…

∗ Cháy thiết bị điện – Nên dùng bình chữa cháy CO2 :

Đa số mọi người đều nghĩ rằng nước có thể chữa lửa trong bất cứ trường hợp nào, tuy nhiên khi bị chập điện hay cháy dây điện mà dùng nước dập lửa thì sẽ thành tai họa.

Dòng điện khi gặp nước sẽ dòng điện sẽ theo nước dẫn thẳng vào người chữa cháy hoặc sẽ gây nổ.

Vậy nên trong trường hợp cháy nổ do các thiết bị điện, ta phải nhanh chóng ngắt cầu dao điện và dùng bình chữa cháy CO2 để chữa cháy.

Cấu tạo của bình chữa cháy CO2:

+ Bình chữa cháy CO2 không có đồng hồ đo áp suất và có kí hiệu MT hoặc CO2 trên thân bình.

+ Vòi phun có đầu loa mở rộng.

+ Bình chữa cháy CO2 bên trong chứa khí CO2 – 790ºC được nén với áp lực cao.

+ Thân bình làm bằng thép đúc không gỉ, dày và khá nặng tùy từng loại bình.

Lưu ý:

+ Nếu dùng bình CO2 ở nơi thoáng gió thì sẽ không phát huy  hết hiệu quả vì khí CO2 bốc hơi nhanh trong không khí.

+ Không dùng bình để chữa các đáp cháy than, kim loại nóng đỏ vì khi khí CO2 trong bình được xả ra ngoài sẽ sinh ra khí CO rất độc và dễ nổ khi gặp than.

Cách sử dụng và xử lý chữa cháy :

+ Khi xảy ra sự cố, bình tĩnh lấy bình CO2 tiếp cận đám cháy nhanh nhất có thể.

+ Một tay rút kẹp chì và van khóa an toàn.

+ Tay kia cầm loa phun hướng vào gốc lửa, khoảng cách tối thiểu là 0,5m.

+ Bóp van bình để khí CO2 thoát ra và dập tắt đám cháy.

Cơ chế hoạt động :

Cơ chế chữa cháy (tác dụng) của CO2 là làm loãng nồng độ hơi chất cháy trong vùng cháy và bên cạnh đó nó còn có tác dụng làm lạnh do CO2 ở dạng lỏng khi bay hơi sẽ thu nhiệt.

Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới – 79ºC. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.

Chú ý khi sử dụng bình chữa cháy CO2:

+ Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun khí CO2 vì khi phun thì sẽ tạo ra chất CO rất độc.

+ Vì bình chữa cháy CO2 có nhiều loại nên cần phải đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

+ Khi phun phải cầm bình thẳng đứng, đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong), phải phun tắt hẳn lửa mới ngừng phun.

+ Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.

+ Đề phòng bỏng lạnh, chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun, đòn bẩy, khi phun xong tránh cầm bình trực tiếp.

Xem video hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy tại đây.

Cách bảo quản bình chữa cháy :

+ Cần để bình chữa cháy ở nơi thuận tiện và dễ nhìn thấy nhất, nếu để ngoài trời phải có mái che.

+ Nhiệt độ bảo quản từ -10ºC đến 55ºC.

+ Ta nên thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất, hoặc ít nhất 3tháng/lần, nếu kim trên đồng hồ đo áp chỉ vạch đỏ thì cần phải nạp lại khí.

+ Kiểm tra và thay mới nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình như : loa phun, vòi phun, van khóa.

+ Thay thế những bình bị rỉ sét, rò rỉ.

+ Nên tháo và kiểm tra lại tình trạng bên trong, nạp lại bình nhằm đảm bảo bình luôn ở trong tình trạng tốt nhất để dập tắt các đám cháy khi có sự cố.

+ Bình chữa cháy đã qua sử dụng nên làm dấu và để riêng tránh gây nhầm lẫn.

Chu kì nạp và bảo trì bình chữa cháy :

+ Đối với bình mới : 1 năm/1 lần.

+ Đối với bình đã qua nạp lại : 6 tháng/1lần.

Trước mỗi lần nạp bột mới và bình đã qua sử dụng 5 năm, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực.

Sau khi kiểm tra, bình đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng.

Nghiên cứu cho thấy 90% các vụ cháy có thể kiểm soát được với việc sử dụng các loại bình chữa cháy xách tay phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *