Bình CO2 MT3 được làm bằng thép đúc, có dạng hình trụ đứng. Phía trên bình có gắn cụm van xả, có cò bóp phía trên đồng thời cũng để xách tay. Tại đây cũng có chốt hãm kẹp chì để đảm bảo an toàn.
Trong bình chữa cháy có nén khí CO2 với áp suất cao. Khi chúng ta mở chốt xịt do có sự chênh lệch về áp suất CO2 trong bình thoát ra loa ngoài chuyển thành tuyết khí lạnh lên đến -76 độ C.
Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy hiệu quả.
Bình chữa cháy 3kg khí CO2 MT3 chuyên dụng sử dụng khí lạnh dạng carbon dioxit hóa lỏng có ưu điểm chữa cháy trên các thiết bị điện tử vi mạch hiệu quả cao, bình co2 sau khi xịt tự bốc hơi để lại hiện trường sạch sẽ và không ảnh hướng đến vật cháy. Với thiết kế khí nén áp lực cao nên vỏ bình CO2 MT3 loại 3kg khí có thiết kế khác dày và nặng với tộng trọng lượng cả vỏ bình lên đến gần 10kg.
Thông số kỹ thuật bình chữa cháy khí CO2 3kg
- Tên phổ thông: bình CO2 chữa cháy 3kg
- Tên tiếng anh: MT3 fire extinguisher
- Thành phần hóa học: CO2 + C = 200 ; CO2 + M = MO + CO
- Mã sản phẩm: MT3
- Chủng loại: bình xách tay · Chất chữa cháy: Khí lạnh CO2
- Trọng lượng bột bên trong: 3kg
- Trọng lượng toàn bình: 10kg
- Chiều cao: ~ 52cm
- Đường kính: ~ 11cm
- Bảo hành: 12 tháng
- Chứng nhận nhập khẩu CO-CQ, kiểm định an toàn PCCC
Là một thiết bị pccc trực tiếp, Vì đặc thù khí hóa lỏng ở nhiệt độ -79ºC khi phun nên bình chữa cháy khí 3kg ít khi được sử dụng cho các khu vực công cộng mà chỉ xuất hiện ở một số khu vực như: quán net, phòng làm việc, khu vực trung tâm lưu trữ công nghệ, phòng máy tính, phòng máy móc công nghiệp, công ty sản xuất điện tử, các khu vực có nhiều máy móc,…
Hướng dẫn cách sử dụng bình khí CO2 chữa cháy
Khi phát hiện sự cố lửa, nhanh nhất có thể hãy cầm bình chữa cháy 3kg khí CO2 đến gần ngọn lửa sau đó rút chốt an toàn, một tay hướng loa phun về đám cháy, tay còn lại bóp nhẹ van xả để test thử khí có bị xì ngay cô bình không (nếu có tuyệt đối không sử dụng bình này nữa mà hãy đổi bình khác để tham gia chữa cháy, nếu không thì tiếp tục) bóp mạnh cụm van xả, tay cầm loa chỉ cầm vào phần quai được thiết kế để cầm, xịt thẳng vào ngọn lửa và quét qua lại cho tới khi lửa tắt.
Chú thích các bước thao tác nhanh với bình cầm tay dạng khí
- Cầm bình di chuyển đến đám cháy
- Rút chốt an toàn niêm phong trên cổ bình
- Bóp nhẹ cụm van xả để test thử rò rỉ khí
- Cầm đúng vị trí tay quai của dây loa phun
- Hướng loa phun vào trung tâm ngọn lửa
- Bóp mạnh cụm mỏ vịt cho khí phun ra
- Vừa xịt vừa tiến lại gần đám cháy cho tới khi lửa tắt
- Lặp lại các bước trên khi tiếp tục tham gia cứu hỏa
Thành phần cấu tạo nên bình chữa cháy CO2 xách tay
- Vỏ bình: thân hình trụ bằng thép sơn tĩnh điện đỏ dày và nặng (gõ kêu boong boong)
- Cổ bình: ren trong kết nối cụm van xả bằng đồng có thể tháo rời để bảo trì
- Cụm mỏ vịt: hay còn gọi là cụm van xả để thao tác sử dụng bình Chốt an toàn: Để bảo vệ tránh trẻ con nghịch hoặc va chạm gây tự phun
- Dây loa phun: Loa phun thiết kế dạng phễu to khác biệt so với bình bột
- Ti bình: bằng đồng nằm bên trong cụm mỏ vịt có chức năng khóa áp
- Van an toàn: tường hợp bình để ở nơi nhiệt độ cao làm tăng áp van sẽ tự xả để tránh gây nổ bình
- Khí CO2: nén trực tiếp bên trong bình ở dạng hóa lỏng theo nguyên lý chữa cháy trực tiếp
Nguyên lý hoạt động của bình CO2
Lúc mở van bình, do sở hữu sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài ở dạng phun sương như khói với nhiệt độ rất lạnh sấp xỉ -79ºC. Với tác dụng làm lạnh đóng bằng đám cháy và ngăn chặn phát tán khí Oxy, tác dụng dập lửa và ngăn lửa bùng phát đạt hiệu quả rất cao.
Các lưu ý khi tham gia chữa cháy bằng bình CO2
- Không dùng bình chữa cháy 3kg khí CO2 carbondioxit để chữa các đám cháy dạng kiềm, sắt hóa lỏng, than cốc, phân đạm. Bởi phản ứng hóa học của khí CO2 có thể phát sinh ra khí độc gây nguy hiểm cho người sử dụng hoặc có thể làm đám cháy bùng to hơn.
- Khi phun phải cầm đúng vào vị trí tay quai được thiết kế dành riêng để cầm, tuyệt đối không cầm trực tiếp loa phun vì khi xịt được một lúc loa phun sẽ đóng băng dính tay của ta vào đó.
- Không sử dụng bình chữa cháy khí CO2 ở các đám cháy ngoài trời có gió mạnh.
- Khi chữa cháy các đồ vật nối với nguồn điện cao thế phải đi ủng và găng tay cách điện và luôn đảm bảo an toàn cho bản thân một cách chắc chắn.
- Không để bình ở nơi mang nhiệt độ cao quá 550°C sẽ gây tăng áp suất quá mức làm bung nút xả áp của bình.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc những bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. bảo dưỡng, kiểm tra bảo trì bình thường xuyên.