Bình chữa cháy có mấy loại, công dụng để làm gì?

Bình chữa cháy là vật dụng cần phải có trong các gia đình, đặc biệt là tại khu dân cư hay nhà cao tầng, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, … Hiện nay, trên thị trường bình chữa cháy được bán rất phổ biến với nhiều chủng loại, kích cỡ khác nhau.

Vì vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ để hiểu rõ về các loại bình chữa cháy và công dụng của chúng để giúp người tiêu dùng có được lựa chọn tốt nhất. Bài viết sau đây về Bình chữa cháy có mấy loại, công dụng dùng để làm gì? sẽ giúp những khách hàng có nhu cầu mua hay tìm hiểu về bình chữa cháy có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Bình chữa cháy có mấy loại và công dụng của từng loại như thế nào?

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại bình chữa cháy được sử dụng phổ biến là bình chữa cháy khí CO2; bình chữa cháy dạng bột (dạng bột sẽ có hai loại bột là BC và ABC); bình chữa cháy dạng bọt nước (Foam).

Sau đây sẽ là những thông tin chi tiết về cấu tạo và công dụng của từng loại bình chữa cháy để giúp quý khách hàng hiểu rõ thông tin về bình chữa cháy khí CO2 và bình chữa cháy dạng bột, từ đó quý khách sẽ mua được đúng loại bình chữa cháy phù hợp với mức giá cả hợp lý nhất. Hơn nữa, quý khách sẽ biết rõ cách sử dụng các loại bình chữa cháy để phát huy tối đa hiệu quả để bảo vệ tính mạng của bản thân và gia đình trong những trường hợp khẩn cấp.

Cách nhận biết các loại bình chữa cháy

1. Bình chữa cháy khí CO2

a. Cấu tạo:

b. Đặc điểm:

Các loại bình chữa cháy khí CO2 có tác dụng làm loãng đám cháy, vì vậy các loại bình này không thể sử dụng được ngoài trời mà chỉ dùng trong nhà.

c. Công dụng:

Bình chữa cháy khí CO2 chuyên sử dụng để chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), chữa cháy khí (methan, gas) và các thiết bị điện khi cháy.

d. Phân loại:

Phân loại theo trọng lượng thì trên thị trường có loại bình chữa cháy khí CO2 3kg, 5 kg là loại bình chữa cháy xách tay bên trong chứa khí CO2-790C được nén với áp lực cao, dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm. Cách sử dụng và thao tác đơn giản thuận tiện, hiệu quả. Thêm một loại lớn hơn là bình chữa cháy xe đẩy 24kg cũng sử dụng tương tự.

Để nhận biết được các loại bình CO2 thì trên thân bình thường ghi rõ CO2 hoặc MT2, MT3, MT5.

e. Nhược điểm:

Do đặc tính CO2 gây ngạt, nên cũng không thể bình để chữa cháy trong phòng kín có người ở.
Ngoài ra, khi CO2 được phun ra sẽ có nhiệt độ rất lạnh là -73 độ C, vì vậy, người sử dụng không được phun trực tiếp vào người khác, hoặc cầm vào loa bình, vì sẽ bị bỏng lạnh.
Bình CO2 cũng không được sử dụng để chữa các chất cháy mà trong đó có gốc là kim loại kiềm, kiềm thổ (như nhôm, chất nổ đen…), vì sẽ làm đám cháy mạnh hơn.

f. Cách sử dụng và nguyên lý chữa cháy:

Khi xảy ra cháy, xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia mở khóa van bình. Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới -790C. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.

2. Bình chữa cháy dạng bột

a. Cấu tạo:

b. Đặc điểm:

Bình chữa cháy dạng bột rất đa dạng, trên thị trường có nhiều loại khác nhau  để chữa các vật liệu cháy có đặc tính khác nhau, được ký hiệu lần lượt là A (chữa cháy chất rắn), B (chữa cháy chất lỏng), C (chữa cháy chất khí) và D hoặc E (chữa cháy điện).
Ví dụ, nếu bình ghi BC sẽ dập được đám cháy chất lỏng hoặc chất khí, bình ABC dập được ba loại cháy là chất rắn, lỏng, và khí. Riêng loại ABCE có thể chữa cháy cả thiết bị điện.
Đặc điểm nổi bật của loại bình bột là khi dập xong đám cháy dễ bùng phát lại, do đó người dập lửa phải kiểm tra kỹ.

c. Công dụng:

Tuỳ vào từng loại, mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh.

Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.

d. Phân loại:

Bình chữa cháy dạng bột được sản xuất theo trọng lượng, có các loại bình 8kg, 2kg và 1kg. Các loại bình chữa cháy dạng bột thường nhận biết bằng các ký hiệu như MFZ, MFZL hoặc BC, ABC.

e. Nhược điểm:

Các loại bình bột tuyệt đối không được dùng để phun vào các thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ cao như máy tính, vì bột có thành phần muối, sẽ làm hư hại thiết bị.

f. Cách sử dụng:

* Đối với loại xách tay: Khi có cháy xảy ra xách bình tới gẩn địa điểm cháy. Lắc xóc bình từ 3-4 lần để bột tơi, giật chốt hãm kẹp chì, chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa. Giữ bình ở khoảng cách 1,5 m tuỳ loại bình, bóp van bình để bột chữa cháy phun ra, khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

* Đối với bình chữa cháy xe đẩy:

– Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa.

– Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.

– Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.

Khi mở van (tuỳ từng loại bình có cấu tạo van khoá khác nhau thì cách mở khác nhau) bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén (nén trực tiếp với bột hoặc trong chai riêng) qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

3. Bọt Foam chữa cháy

Bọt Foam chữa cháy thông dụng có hai loại : Foam chữa cháy AFFF và ARC
– Foam ARC (alcohol-resistant concentrate) là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn nhấy trên mặt phẳng của loại nhiên liệu không hòa tan.
– Foam AFFF( water- based) là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn sương phủ  trên mặt phẳng của nhiên liệu có hydrocarbon.

Bọt Foam chữa cháy được tạo bởi 3 thành phần chính đó là : nước, bọt cô đặc và không khí, Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo thành một dung dịch foam. Bọt foam có đặc tính là có tính bền, chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước. . Dung dịch Foam này lại được trộn với không khí (hút không khí) để tạo ra một loại bọt chữa cháy có đủ tính năng, sẵn sàng phun lên bề mặt vật gây cháy và dập tắt cháy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *