Theo Luật PCCC Việt Nam thì việc trang bị bình chữa cháy khí CO2 là 1 trong những quy định bắt buộc về an toàn phòng chống cháy nổ khi hiện trạng cơ sở lớn và có nguy cơ cháy nổ cao về điện.
- Bình chữa cháy CO2 24kg là loại có dung tích khá lớn, thích hợp cho những khu vực rộng, tòa nhà lớn, công xưởng…
- Các loại bình chữa cháy giá rẻ CO2 thực sự hữu dụng trong các đám cháy về điện và đám cháy do chất lỏng gây ra
- Dung tích khí trong bình lớn có khả năng dập tắt nhanh các đám cháy nhanh và lớn.
Bình chữa cháy CO2 MT24 phù hợp với các đối tượng sau:
Là một thiết bị pccc trực tiếp và có kích thước khá lớn, cùng đặc thù khí hóa lỏng ở nhiệt độ -79°C khi phun nên bình chữa cháy khí 24kg rát ít khi được sử dụng.
Chủ yếu được trang bị cho các nhà máy lớn khu vực thiết bị máy, các phòng thí nghiệm hoặc các doanh nghiệp sản xuất bảng mạch điện tử công nghệ cao,…
– Bệnh viện
– Phòng thí nghiệm
– Nhà bếp
– Nơi lưu trữ các chất lỏng dễ cháy
– Trường học
– Sân bay,…
Đối với các văn phòng lớn với diện tích > 20 m2 – 60, 100 m2, khu trường học, siêu thị, bệnh viện, cửa hàng, công ty lớn nếu xảy ra các sự cố cháy do nguyên dân ĐIỆN (điện hạ thế, trung thế và cao thế ).
PCCC AN PHÚC khuyên nên trang bị loại >>> Bình chữa cháy khí CO2 3kg MT3 có trọng lượng thích hợp cho việc xử lý sự cố cháy nổ lớn, có nam giới với trọng lượng bình lên đến 11 kg .
Hoặc nếu có diện tích > 100 m2 thì >>> Bình chữa cháy khí CO2 5kg MT5 có trọng lượng thích hợp cho việc xử lý sự cố cháy nổ lớn, có nam giới với trọng lượng bình lên đến 14 kg .
Cách nhận biết bình khí CO2
Trên bình chữa cháy CO2 có các ký hiệu sau để nhận biết:
- Bình CO2 không có đồng hồ áp suất
- Vòi bình CO2 là ống loe
- Trên bình CO2 sẽ có ký hiệu MT hoặc CO2
- Ký hiệu trên bình có ý nghĩa như sau:
- MT: là ký hiệu bình khí CO2 còn số kế tiếp chỉ số kg
- Vd: MT24 : là bình chữa cháy bằng CO2 có khối lượng 24 kg.
Trên bình CO2 không có đồng hồ áp suất.
Bình cấu tạo gồm các phần như sau:
Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách.
Trong bình và dưới van là ống nhựa cứng dẫn Cacbonic lỏng ra ngoài. Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn.
Loa phun hoặc vòi phun được làm bằng kim loại hay nhựa cứng, cao su và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm.
Bình CO2 chuyên dùng cho các đám cháy nào?
Bình chữa cháy CO2 thích hợp cho các đám cháy buồng, phòng, hầm, nơi kín khuất gió, không hiệu quả với đám cháy ngoài hay nơi thoáng gió vì CO2 khuyếch tán nhanh trong không khí.
Các đám cháy được quy định theo loại A,B,C,E thì Bình chữa cháy CO2 dùng để chữa các đám cháy hiệu quả, Đó là:
- Đám cháy loại A: Các đám cháy từ các vật rắn dễ cháy như gỗ, giấy, vải, …
- Đám cháy loại B: Các đám cháy từ các chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu, hóa chất, nhiên liệu khác…
- Đám cháy loại E: Các đám cháy từ các thiết bị điện.
Đặc biệt, bình chữa cháy CO2 là lý tưởng cho các đám cháy liên quan đến các thiết bị sử dụng điện vì nó không làm ảnh hưởng đến chúng khi chữa cháy và không phải vệ sinh như các bình chữa cháy dạng bột hay dạng bọt bởi CO2 sẽ tan trong không khí.
Lưu ý cực kỳ quan trọng phải biết khi sử dụng bình chữa cháy CO2
Khi có sự cố cháy xảy ra, bạn phải bình tĩnh xem xét đám cháy thuộc loại đám cháy rắn, lòng, khí có do điện, khí gas hay không để dùng bình chữa cháy nào cho đúng.
Khi chữa cháy do có sự chênh lệch về áp suất, bóp cò thì khí CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới âm 78,90 độ C.
Với âm (-78, 9 độ C) sẽ gây hiện tượng BỎNG LẠNH CỰC KỲ NGUY HIỂM, có thể làm ngạt thở gây ra tự vong cấp kỳ.
Chính vì thế,
Khi dùng bình CO2 bạn phải cực kỳ cẩn thận, không phun vào người hay chạm vào chất chữa cháy trong bình khi phun ra.
Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun khí CO2 vì khi phun thì sẽ tạo ra chất CO rất độc.
Không dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ vì khi xả khí CO2 trong bình sẽ sinh ra khí CO rất độc và dễ nổ khi gặp than.
Khi chữa cháy các đám cháy ngoài trời phải đứng xuôi chiều gió.
Cách sử dụng bình chữa cháy CO2 MT24 đúng cách
Vì thiết kế đặc biệt của bình chữa cháy 24kg khí CO2 van xả ở dạng vặn nên khi sử dụng tốt nhất nên có 2 người
Một người cầm dây loa hướng vào đám cháy, một người vặn van xả cho khí phun ra
Xả khí CO2 vào đám cháy cho tới khi kiểm soát được ngọn lửa và dập tắt hoàn toàn
Khí CO2 ở nhiệt độ –790C dưới dạng tuyết lạnh khi qua loa phun ra có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của đám cháy (Chữa cháy bằng phương. pháp làm lạnh ) sau đó khí CO2 bao phủ lên toàn bộ bề mặt của đám cháy làm giảm nồng độ của ôxy khuyếch tán vào vùng cháy, khi hàm lượng ôxy nhỏ. hơn 140/0 thì đám cháy sẽ tắt (Chữa cháy bằng phương pháp làm loãng nồng độ).
Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).
Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
Phun vào đám cháy đến khi nào lửa dập tắt thì thôi. Khi cầm bình thì chú ý tay cầm phần nhựa, cap su. Tranh đề phòng bỏng lạnh do phun vào người.
Cần bao nhiêu bình chữa cháy CO2?
Theo yêu cầu của Luật PCCC và đảm bảo cho sự an toàn của các hoạt động, con người trong cơ sở.
Tùy theo diện tích, kiến trúc và công năng của công trình mà có cách đặt bình chữa cháy cũng như số lượng bình chữa cháy và loại bình chữa cháy là bột ABC, bột BC hay khí CO2 cho phù hợp và đúng theo quy định về phòng cháy chữa cháy.
Ví dụ: khu vực phòng thí nghiệm, bệnh viện có diện tích >200 m2 có nguy cơ cháy nổ cao về các thiết bị điện.
Với mỗi sàn khoảng 200 m2 thì cần các thiết bị đi kèm, bao gồm:
01 – 02 bình chữa cháy xe đầy CO2 MT24
01 bảng tiêu lệnh nội quy PCCC
01 văn bản Nội quy PCCC có chữ ký thủ trưởng đơn vị
>>> Với khu vực có nguy cơ cháy nổ cao liên quan đến xăng dầu, gas thì KHÔNG NÊN SỬ DỤNG BÌNH CO2 mà nên sử dụng các loại bình bột.
Tùy vào khu vực cơ sở có diện tích như thế nào mà có các loại bình bột tương ứng như sau:
Bình chữa cháy bột MFLZ4 ABC 8Kg có trọng lượng thích hợp cho việc xử lý sự cố cháy nổ lớn, có nam giới với trọng lượng bình lên đến 9,1 kg .
Bình chữa cháy bột MFLZ4 ABC 4Kg có trọng lượng thích hợp cho việc xử lý sự cố cháy nổ mà các bạn nữ vẫn có thể thao tác dễ dàng có trọng lượng 5,1 kg.
Khuyến cáo cho diện tích lớn > 500 m2 và các khu vực Nhà xưởng, nhà kho, hầm để xe, cây xăng, gara, bếp nhà hàng, bếp khách sạn lớn những khu vực có xăng dầu, khí gas thì dùng loại Bình chữa cháy xe đẩy bột ABC MFTZL35
Kiểm tra bảo dưỡng bình CO2 đúng cách
Phải thường xuyên kiểm tra Bình chữa cháy CO2 theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 6 tháng/lần.
Với bình khí Co2 khi ta thấy trọng lượng của bình giảm nhiều cũng là lúc ta nên nạp lại khi cho bình.
Theo quy định thì ta nên kiểm tra bình chữa cháy 1 năm / lần.
Đối với những nơi yêu cầu phải đảm bảo được độ cháy nổ cao như các kho nhiên liệu, hóa chất…thì phải thường xuyên được kiểm tra và tiến hành nạp lại là 6 tháng / lần theo thời gian bảo hành để có thể đảm bảo được độ an toàn cũng như luôn trong tư thể sắn sàng sử dụng.
Chính xác hơn, cứ 6 tháng bạn cần cân bình lại 1 lần, nếu trọng lượng bình giảm đi từ 20-30% khối lượng ban đầu thì bạn cần nạp lại bình.
Vị trí đặt bình chữa cháy như thế nào cho đúng cách?
Đặt bình chữa cháy ở đâu? Biết cách lắp đặt, bố trí bình chữa cháy đúng cách sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình, nâng cao tuổi thọ của bình.
+ Chọn nơi đặt bình chữa cháy phải ở chỗ khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
+ Đặt bình ở cạnh lối đi hoặc những nơi dễ nhìn thấy và dễ thao tác cầm nắm lấy bình khi có sự cố cháy nổ.
Ví dụ như: đặt bình chữa cháy ngay góc tường cạnh cửa chính ra vào; đặt bình chữa cháy ngay góc vuông cầu thang bộ giữa các tầng; đặt dọc hành lang của khách sạn gần cầu thang bộ; đặt phía ngoài cửa phòng kho hàng hóa v.v…
+ NÊN TRÁNH khi đặt bình chữa cháy: tuyệt đối không đặt bình ở nơi quá khuất, ví dụ trong phòng kín khóa trái cửa, góc tối cầu thang, trong kho và bị che mất bởi vật dụng đồ đạc khác v.v…
Vì khi bố trí bình chữa cháy sai cách như vậy sẽ dẫn đến trường hợp khí có sự cố cháy nổ không biết bình chữa cháy ở đâu để sử dụng.