Thiết Kế Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy

 
Tư vấn thiết kế PCCC
Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm và quy trình thiết kế PCCC khoa học , PHÚ QUANG chắc chắn sẽ mang đến cho quý khách hàng những bản vẽ tốt nhất, chính xác nhất.
Đội Ngũ nhân sự Giàu Kinh Nghiệm
Tất cả nhân viên của chúng tôi đều là những người có kiến thức chuyên môn cao, kỹ năng, kiến thức sâu rộng, am hiểu về hệ thống PCCC,… Đã tham gia vào các lĩnh vực thiết kế, tư vấn, thi công trong các hạng mục cơ điện, phòng cháy chữa cháy cho nhiều tòa nhà, công trình xây dựng,…
Sức trẻ, niềm đam mê, sự trung thực và chân thành mà đội ngũ công nhân viên của công ty TNHH PCCC PHÚ QUANG đang có chắc chắn sẽ đem đến những giải pháp tốt nhất từ việc khảo sát, thiết kế hệ thống PCCC. Từ đó giúp việc thi công, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống PCCC trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Thiết Kế PCCC Nhanh Gọn, Chính Xác, Khoa Học
 
Thiết kế PCCC
Với đội ngũ kỹ sư chất lượng cao và quy trình làm việc xuyên suốt, chặt chẽ, khoa học, công ty TNHH PCCC PHÚ QUANG cam kết mang đến cho quý khách những bản vẽ PCCC chính xác, chuyên nghiệp trong thời gian ngắn nhất.
Khi thực hiện công việc thiết kế phòng cháy chữa cháy, công ty chúng tôi luôn đảm bảo đúng tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam và trên thế giới từ đó mang đến những giá trị vượt trội trong nhiều năm cho quý khách hàng.
Thẩm Duyệt Bản Vẽ PCCC Nhanh Chóng
Với các mối quan hệ nhiều năm làm việc tại cơ quan PCCC các tỉnh, thành phố, chúng tôi tự tin sẽ xin được thẩm duyệt (cấp phép) cho hồ sơ thiết kế PCCC trong thời gian nhanh nhất góp phần tăng hiệu quả dự án cho khách hàng.
Các Tiêu Chuẩn Chung Về Thiết Kế Hệ Thống Phòng Cháy Chữa Cháy
TCVN 5303 – 1990: An toàn cháy – Thuật ngữ và định nghĩa
TCVN 3255 – 1986: An toàn nổ – Yêu cầu chung
TCVN 3254 – 1989: An toàn cháy – Yêu cầu chung
TCVN 4878 – 2009 – ISO: Phòng Cháy Và Chữa Cháy – Phân Loại Cháy
TCVN 4879 – 1989: Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn
TCVN 6161 – 1996: Phòng cháy chữa cháy – Chợ và trung tâm thương mại – Yêu cầu thiết kế
TCVN 7336 – 2003: PCCC Hệ thống sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt
TCVN 5040 – 1990: Thiết bị phòng cháy và chữa cháy – Kí hiệu hình vẽ dùng trên sơ đồ phòng cháy – Yêu cầu kĩ thuật
TCVN 5760 – 1993: Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng
TCVN 6103 – 1996: Phòng cháy, chữa cháy – Thuật ngữ – Khống chế khói
TCVN 5738 – 2001: Hệ Thống Báo Cháy Tự Động – Yêu Cầu Kỹ Thuật
TCVN 3890 – 2009: Phương tiện Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng
Yêu Cầu Kỹ Thuật Về Thiết Kế Phòng Cháy Chữa Cháy
Bản vẽ thiết kế PCCC

Bản vẽ thiết kế PCCC

Dưới đây là những yêu cầu kỹ thuật cơ bản về thiết kế hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy trong công trình, tòa nhà,…
Yêu Cầu Về Thiết Kế Hệ Thống Báo Cháy
Theo TCVN 5738: 2001 về Hệ thống báo cháy- Yêu cầu kỹ thuật, hệ thống báo cháy phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
  • Phát hiện đám cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra.

  • Phải nhanh chóng chuyển tín hiệu khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người trong tòa nhà, công trình có đám cháy có thể thực hiện ngay các biện pháp chữa cháy, sơ tán,… thích hợp.

  • Có khả năng chống sai tín hiệu tốt.

  • Báo cháy nhanh chóng và rõ ràng trong mọi trường hợp sự cố của hệ thống.

  • Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống lắp đặt chung hoặc riêng rẽ khác.

  • Không bị tê liệu một phần hoặc toàn bộ hệ thống do cháy gây ra trước khi phát hiện đám cháy.

Hệ thống báo cháy phải được thiết kế phù hợp với các yêu cầu của TCVN 7568-14:2015. Các tiêu chí thiết kế phải thỏa mãn các mục tiêu về an toàn cháy của quốc gia bao gồm:
  • Điều kiện về môi trường

  • Loại dân cư

  • Khả năng xảy ra đám cháy, phát hiện nhanh đám cháy, sơ tán dân chúng đúng lúc (bao gồm cả việc sử dụng vùng báo động, sơ tán đồng bộ hoặc các chiến lược sơ tán khác)

  • Giảm tới mức tối thiểu các tín hiệu báo cháy không cần thiết.

  • Thiết kế báo cháy có thể loại bỏ các vùng được xác định là ít khi hoặc không bao giờ có người cư trú hoặc vật liệu gì dễ cháy.

Khi không có yêu cầu thiết kế cho toàn bộ vùng hoạt động phát hiện ra đám cháy (trừ các vùng được nêu trong 6.4.2, TCVN 7568-14:2015) và được phép của các quy định của quốc gia, các vùng sau có thể được bao gồm trong phạm vi thiết kế (xem 6.3, TCVN 7568-14:2015):
  • Một hoặc nhiều ngăn cháy;

  • Một phần của ngăn đám cháy;

  • Đường thoát hiểm và;

  • Thiết bị trong tòa nhà.

Khi không có yêu cầu tự động phát hiện đám cháy và các quy định của quốc gia cho phép có thể lắp đặt một hệ thống các hộp nút ấn báo cháy (xem 6.9, TCVN 7568-14:2015).
Khi thiết kế hệ thống báo cháy bao gồm cả sử dụng các chức năng tùy chọn được quy định trong các tiêu chuẩn thiết bị có liên quan thì việc sử dụng chức năng tùy chọn vào lý do sử dụng phải được đưa vào trong tài liệu thiết kế.
 Thiết kế phải quan tâm đến tất cả các quy định nào của quốc gia đã đặt ra các giới hạn khác về thiết kế như:
  • Có kích thước của các vùng phát hiện đám cháy và các vùng báo động cháy;

  • Số lượng lớn nhất của các điểm được lắp đặt thiết bị trong một vùng phát hiện (đám cháy);

  • Các giới hạn của các mạng lưới (điện) bao gồm các thiết bị khởi động tự động và khởi động bằng tay;

  • Các yêu cầu về giao diện đối với yêu cầu về hệ thống âm thanh dùng cho các mục đích khẩn cấp;

  • Các yêu cầu đặc biệt cho các mạng lưới (điện) có các điều kiện báo cháy và các thiết bị báo động cháy;

  • Các yêu cầu đặc biệt cho sự phối hợp của các mạng lưới (điện) khởi động và báo động cháy;

  • Các yêu cầu cho các hệ thống truyền tín hiệu báo cháy và tín hiệu cảnh báo lỗi;

  • Sử dụng vật liệu cho lắp đặt như cáp có vỏ bảo vệ các ống dẫn…;

  • Lắp đặt thiết bị trong các môi trường dễ xảy ra nổ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *